Tiotropium/ Olodaterol
tận hưởng trọn vẹn cuộc sống
CHƯƠNG TRÌNH TOviTO®
01/08/2019
Author: Boehringer Ingelheim
- Chương trình TOviTO® được thực hiện trên 16.000 bệnh nhân khảo sát về tính hiệu quả và độ dung nạp của tiotropium/olodaterol Respimat® trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
- Chương trình TOviTO® đánh giá hiệu quả của tiotropium/olodaterol Respimat® trên chức năng phổi, chất lượng cuộc sống, đợt cấp, khả năng gắng sức và các kết cục lâm sàng quan trọng khác liên quan đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân COPD
Các tiêu chí:
- Chức năng phổi
- Chất lượng cuộc sống
- Khả năng gắng sức
- Hoạt động thể lực
- Khó thở
- Chức năng phổi so với ICS/LABA
- Đợt cấp
- Khó thở khi đi bộ
- Số bệnh nhân tham gia nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu (tuần)
Pha nghiên cứu:
- Nghiên cứu lâm sàng then chốt
- Nghiên cứu lâm sàng pha IIIa
- Nghiên cứu lâm sàng pha IIIb
- Nghiên cứu lâm sàng pha IV
Các tiêu chí
- Chức năng phổi
Kiếm tra chức năng hô hấp đánh giá khả năng hoạt động của phổi ở bệnh nhân COPD, bao gồm:
- FEV1 (thể tích thở ra gắng sức trong một giây đầu tiên)
- FEV1 AUC0-3 (diện tích dưới đường cong), FEV1 AUC0-24, FEV1 AUC12-24
- FEV1 đáy (đo FEV1 tại thời điểm 10 phút trước khi sử dụng liều tiếp theo
- Chất lượng cuộc sống
Sự cải thiện chất lượng sống ở bệnh nhân COPD được đánh giá thông qua tổng điểm của bảng câu hỏi St. Geogre về hô hấp.
- Bảng câu hỏi St. Geogre bao gồm 50 câu hỏi được thiết kế để đo lường mức độ ảnh hưởng đối với tình trạng sức khoẻ (chất lượng sống) ở bệnh nhân tắc nghẽn đường dẫn khí, bao gồm bệnh nhân COPD1
- Jones PW, et al. The St George’s respiratory questionnaire. Respir Med 1991;85(Suppl B):25–31.
- Chức năng phổi so với ICS/LABA
Chức năng hô hấp so với ICS/LABA đánh giá hiệu quả của LABA/LAMA so với ICS/LABA trong việc giảm đợt cấp trung bình đến nặng cũng như khả năng cải thiện chức năng phổi và chất lượng sống1
- Horita N, et al. Cochrane Database Syst Rev 2017; 2:CD012066.
- Khó thở
Khó thở ở bệnh nhân COPD gây ra bởi sự giới hạn của dòng khí vào và ra khỏi phổi, gây khó khăn trong việc hít thở1
- Calverley P. Review COPD: what is the unmet need? Br J Pharmacol 2008;115:487–93.
- Khả năng gắng sức
Khả năng gắng sức là khối lượng vận động gắng sức bệnh nhân có thể thực hiện được:1
Các phương pháp đánh giá bao gồm:
- Constant work rate cycle ergometry: đánh giá hiệu quả của điều trị trong cải thiện khả năng gắng sức của bệnh nhân COPD2
- The Endurance Shuttle Walking Test (ESWT): đánh giá khối lượng vận động mà bệnh nhân COPD có thể dung nạp. ESWT đo lường khoảng cách đi bộ bệnh nhân có thể thực hiện với tốc độ chuẩn mà không cần dừng lại để nghỉ3
- Goldstein RE. Exercise Capacity. In: Walker HK, Hall WD, Hurst JW, editors. Clinical Methods: The History, Physical, and Laboratory Examinations. 3rd edition. Boston: Butterworths; 1990. Chapter 8.
- Andrianopoulos V, et al. Characteristics and determinants of endurance cycle ergometry and six-minute walk distance in patients with COPD. BMC Pulmonary Medicine 2014;14:97.
- Holland AE, et al. An official European Respiratory Society/American Thoracic Society technical standard: field walking tests in chronic respiratory disease. Eur Respir J 2014;44:1428–46.
- Hoạt động thể lực
'Hoạt động thể lực' phản ánh khối lượng vận động và mức độ khó khăn bệnh nhân gặp phải trong các hoạt động thường ngày.
Các phương pháp đánh giá bao gồm:
- Functional Performance Inventory Short form: cho phép bệnh nhân tự đánh giá mức độ khó hay dễ khi họ thực hiện các hoạt động thường ngày để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, hoàn thành vai trò, và duy trì sức khoẻ1
- Borg scale: xác định mức độ khó thở mà bệnh nhân trải qua trong quá trình vận động thể lực2
- Leidy NK. Functional Performance Inventory. ATS. Available at: http://qol.thoracic.org/sections/instruments/fj/pages/fpi.html [Last accessed: August 2018].
- Kendrick K, et al. Usefulness of the modified 0-10 Borg scale in assessing the degree of dyspnea in patients with COPD and asthma. J Emerg Nurs 2000;26(3):216–22.
- Khó thở khi đi bộ
Khó thở khi đi bộ: bệnh nhân COPD thường thích nghi với tình trạng bệnh bằng cách giảm mức độ hoạt động thể lực. Sự giảm hoạt động làm tăng tình trạng khó thở của bệnh nhân dù với mức độ vận động thấp hơn, làm bệnh nặng thêm và tăng nguy cơ tàn tật hoặc tử vong1
- Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Updated 2018. Available at: http://goldcopd.org/wp-content/uploads/2017/11/GOLD-2018-v6.0-FINAL-revised-20-Nov_WMS.pdf [Last accessed September 2018].
- Các đợt cấp
Sự tăng nặng đột ngột hoặc bùng nổ các triệu chứng, gây ra bở vi khuẩn hoặc virus, thường kéo dài trong vài ngày1
- Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Updated 2018. Available at: http://goldcopd.org/wp-content/uploads/2017/11/GOLD-2018-v6.0-FINAL-revised-20-Nov_WMS.pdf [Last accessed September 2018].
- Số bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu (tuần)
Tổng thời gian nghiên cứu
Pha nghiên cứu
- Nghiên cứu lâm sàng then chốt
Nghiên cứu pha III làm cơ sở để cơ quan quản lý phê duyệt một thuốc
- Nghiên cứu lâm sàng pha IIIa
Nghiên cứu được thực hiện sau khi hiệu quả của thuốc được khăng định nhưng trước khi nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý
- Nghiên cứu lâm sàng pha IIIb
Nghiên được thực hiện sau khi nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý nhưng trước khi được cấp phép lưu hành và đưa ra thị trường
- Nghiên cứu lâm sàng pha IV
Nghiên cứu pha IV đánh giá an toàn, hiệu quả hoặc tối ưu hoá sử dụng của một thuốc sau khi được chấp thuận bởi cơ quan quản lý
123,000
Views
100k 340
Những nội dung liên quan
Production date: Aug 2019